Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Thông điệp vận động

Bưu điên văn hóa xã Phi Liêng là nơi được nhiều người dân đến sử dụng các dịch vụ của ngành bưu điện và gần đây nhất là được người dân sử dung các dịch vụ internet.là nơi cung cấp các thông tin kiến thức  về kinh tế ,thị trường,trồng trọt,chăn nuôi…để cải thiện cuộc sông và nâng cao đời sống cho người dân.tuy nhiên do còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí hoạt đông nên rất cần sự quan tâm đầu tư của các cấp,các ngành địa phương,các doanh nghiệp và các mạnh thường quân để bưu điện chúng tôi hoạt động phục vụ người dân được tốt hơn.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Phát triển nghề nghiệp cho sinh viên Đại học

Bài viết nhằm chia sẻ những suy nghĩ và trải nghiệm từ góc nhìn người chuyên viên nhân sự đối với các hoạt động nhằm phát triển nghề nghiệp cho các bạn sinh viên tại các trường đại học của tác giả Vũ Tuấn Anh trong loạt bài “Giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp Đại học và cao đẳng trong và ngoài nước chưa có việc làm đến năm 2020”. 
Sinh viên học đại học có thể chia làm ba loại căn bản. Thứ nhất: các em đã an tâm và sống chết với ngành đang học. Thứ hai: các em sinh viên sinh viên cảm nhận trung tính về ngành nghề đang học và thứ ba : các em sinh viên có cảm nhận rằng mình đã chọn sai nghề học tại đại học. 
Đối với trường hợp thứ ba, trong các trường đại học của chúng ta chưa có những chương trình quan tâm và biện pháp xử lý thấu đáo cho các em. Chương trình phát triển nghề nghiệp cho sinh viên cần nhằm mục đích giúp cho sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp.
Việc làm sau đại học không nhất thiết phải trùng với ngành học trong đại học. Trên thực tế, có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã làm những nghề khác hẳn với chương trình đào tạo tại đại học. 
Xu hướng trên thế giới hướng tới đa ngành nghề nhằm giúp cho cá nhân tự thích nghi đáp ứng với những ngành mới hay những thay đổi trong những ngành hiện tại. Như vậy chương trình phát triển nghề nghiệp cần phải giúp cho sinh viên tiếp tục đánh giá lại những năng lực, tính cách, sở thích và đam mê ở bên trong mỗi cá nhân sinh viên và liên tục giúp cho họ đánh giá lại những ngành nghề có phù hợp hay không. 
Có rất nhiều sinh viên trong quá trình học phát hiện ra những ngành đang học không phù hợp với họ và mong muốn thay đổi hoặc chí ít tự chuẩn bị thêm cho mình để chuyển sang một ngành khác sau khi tốt nghiệp.
Các thầy cô giảng dạy hay cán bộ phụ trách tư vấn nghề nghiệp luôn luôn thường xuyên nhận được những câu hỏi rằng em có nên chuyển nghề này, em có nên thay đổi ngay khi các bạn đã học đại học.  Một chương trình phát triển nghề nghiệp đúng nghĩa sẽ giúp các em tự đánh giá và hoạch định kế hoạch nghề nghiệp cho mình. 
Nói một cách khác, công tác hướng nghiệp một lần nữa cần phải thực hiện song song với quá trình học tập tại bậc đại học. Các công cụ đánh giá năng lực, kỹ năng, tính cách và quan tâm nghề nghiệp, các thông tin về nghề nghiệp, các yếu tố thay đổi nghề nghiệp trong các ngành, dự báo về nguồn nhân lực cần phải liên tục được thông tin và truyền tải tới các bạn sinh viên. Các hoạt động này cũng rất cần thiết với các bạn sinh viên thuộc nhóm hai khi chưa có hiểu về nghề đang học. Các chương trình này cần thực hiện trong năm thứ 1 và 2 đặc biệt trong học kỳ đầu tiên của đại học khi các em mới thay đổi môi trường học. 
Một điều quan trọng kế tiếp để giúp sinh viên có được nghề nghiệp ổn định sau khi đi làm đó là giải thích, hỗ trợ cho các em hiểu đúng về học đại học hiệu quả. Các bạn sinh viên trẻ thường quan niệm học giỏi và đi làm là hai phạm trù không liên quan với nhau. Học lực rất quan trọng do học giỏi thì có thể không làm giỏi tuy nhiên học kém chắc chắn không làm tốt. 
Quan trọng nhất trong quá trình học tập nghiêm túc, các bạn sinh viên rèn luyện năng lực tư duy, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, sáng tạo , chịu áp lực v/v là những yếu tố quan trọng quyết định thành công sau khi đi làm. Ngoài ra học vấn cũng là tấm vé để cho các bạn lọt khỏi “ vòng gửi xe“ - xét duyệt hồ sơ tại các doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường lao động. Các chương trình và hoạt động khuyến học cần thực hiện bởi khoa, đoàn thanh niên và các câu lạc bộ tại trường đại học sẽ giúp thúc đẩy học đại học hiệu quả. Ngoài ra các chương trình thay đổi và phát triển nhận thức học đại học cho đúng cũng nên thường xuyên tiến hành và duy trì. 
Mục tiêu kế tiếp của chương trình phát triển nghề nghiệp đó là nhằm giúp cho các bạn sinh viên có được nền tảng chung của một người lao động chuyên nghiệp trong tương lai. Các hoạt động này chung cho cả ba đối tượng sinh viên nói trên vì ngành nào, nghề nào cũng cần có các nền tảng này.
Các chương trình và hoạt động này nhằm giúp giải quyết các vấn đề chúng ta thường thấy doanh nghiệp trong và ngoài nước than phiền rất nhiều. Các vấn đề chung có thể tổng kết đó là 1- kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp  2- tiếng Anh 3- Tác phong và thái độ  làm việc chuyên nghiệp 4- Sáng tạo 5- Tư duy hệ thống 6- Khung năng lực. 
Quan trọng nhất của chương trình này nhằm vượt qua bình quân chủ nghĩa đang ngự trị trong giới trẻ thông qua ba chữ Sống  Lờ Vờ, Học Lờ Mờ sẽ dẫn tới Làm Lờ Đờ trong tương lai. Các bạn trẻ cần phải có nhiệt huyết, máu lửa và chiến đấu hết mình cho chính tương lai của mình và gia đình. 
Một khi lửa đã được thắp lên trong mỗi cá nhân người học sinh, tự họ sẽ chuẩn bị cho mình nền tảng nghề nghiệp hiệu quả. Trong giai đoạn này tôi khuyến cáo các bạn nên đọc hai quyển sách “7 thói quen của người thành đạt“ và “Từ tốt tới vĩ đại“. Các chương trình phát triển cốt lõi cho sinh viên cần được thực hiện từ năm thứ hai cho tới năm thứ ba tại các trường đại học. 
Chương trình tiếp cận và tìm việc làm cho sinh viên là nhóm hoạt động cuối cùng trong chương trình phát triển nghề nghiệp. Trên thực tế, phòng quan hệ doanh nghiệp tại các trường thực hiện nhiều hoạt động trong chương trình này. Các hoạt động bao gồm 1 – giúp sinh viên tiếp cận công việc thực tế qua thăm quan, hội thảo từ phía công ty 2- các chương trình thực tập – kiến tập tại công ty 3- các hoạt động đào tạo phát triển các kỹ năng liên quan trực tiếp như viết CV, phỏng vấn, thử việc. 4- các chương trình tư vấn và hỗ trợ. Các hoạt động này nên thực hiện sớm từ năm thứ 3 tới năm thứ 4 để giúp sinh viên hiệu quả. 
Trên đây là hệ thống các chương trình nhằm giúp các bạn sinh viên hiểu về việc làm, chuẩn bị bản thân cho việc làm và tích cực thực hiện tìm việc làm thành công. Các trường đại học cần tiếp cận giải quyết các chương trình việc làm sinh viên theo triết lý cộng hưởng. Cộng hưởng nội bộ giữa các khoa, phòng trong trường cùng nhau tạo nên một hệ thống hướng nghiệp và phát triển nghề nghiệp hiệu quả. Cộng hưởng bên ngoài với các doanh nghiệp, các hiệp hội, các chương trình hỗ trợ, các doanh nghiệp xã hội nhằm gia tăng giá trị cho các chương trình hướng nghiệp cho sinh viên. /.
Nguồn:http://giaoduc.net.vn/

Bất đẳng thức giáo dục: 2 nhỏ hơn 1

Hội nghị quán triệt Nghị quyết TW 8 khóa 11 và tổng kết năm học 2012-2013 các trường CĐ - ĐH do Bộ GD&ĐT tổ chức sáng 28/12 với sự tham dự và chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. 
Phát biểu tại hội nghị ông Vũ Đức Đam nói đại ý: “Đổi mới giáo dục trước hết phải thực hiện ngay tại Bộ GD-ĐT…”.
Vì ai cũng biết nên không cần nhắc lại quy định tự chủ tuyển sinh trong Luật Giáo dục đại học. Tuy nhiên cần nêu rõ ở đây ba quan điểm chỉ đạo của Đảng thể hiện trong  nghị quyết số 29-NQ/TW (NQ29): 
1. “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học…”;
2. “Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo…”;

3. “Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; phát huy vai trò của hội đồng trường…”.
Quan điểm này đã được bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng bộ GD&ĐT thể hiện trong thư gửi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, và cũng được Hiệp Hội các trường CĐ-ĐH ngoài công lập, dưới sự lãnh đạo của GS. Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề cập trong phương án thi tốt nghiệp phổ thông với 8 môn gửi Bộ GD&ĐT.
Trước kỳ tuyển sinh năm 2013, Bộ GD&ĐT đưa ra chủ trương kéo dài kỳ thi 3 chung đến năm 2015. Sau khi có nghị quyết hội nghị TW8 khóa 11 Bộ đưa ra chủ trương cho các trường tự chủ tuyển sinh đồng thời dự kiến kéo dài 3 chung đến năm 2017. Để củng cố cho chủ trương này, Báo Giáo dục và Thời đại ngày 26/12/2013 còn cho đăng bài với tiêu đề: “Giữ nguyên thi 3 chung, thay đổi cách ra đề”.
Đưa ra quan điểm, ai cũng có cái lý của mình, Bộ GD&ĐT dựa vào yêu cầu đảm bảo chất lượng, dựa vào ý kiến số đông các trường công lập không muốn thi riêng, ở phía dư luận xã hội mà đại diện là hai vị nguyên Bộ trưởng thì dựa vào luật và chỉ đạo của TW. Chỉ cần nói như thế cũng đủ thấy đâu là đúng, đâu là chưa đúng, đâu là sức ì quá lớn mà chủ trương cải cách giáo dục còn phải đương đầu.
Có lẽ mong muốn của hai vị nguyên Bộ trưởng sẽ khó mà làm thay đổi được phương án dự kiến của đương kim Bộ trưởng, nếu như thế theo cách biểu diễn toán học, xã hội sẽ nhận được một bất đẳng thức 2<1 (2 nhỏ hơn 1). Có thể rồi một ngày nào đó, chẳng hạn sau khi nghỉ hưu Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lại có quan điểm giống như hai nguyên bộ trưởng đã nêu, và biết đâu giáo dục nước nhà lại nhận thêm bất đẳng thức mới: 3<1 (3 nhỏ hơn 1).
Con tàu Giáo dục qua mấy chục năm đã già nua, cũ kỹ, nguy cơ đối với 22 triệu hành khách (thầy cô và học trò) đang hiển hiện trước mắt. Đảng và nhà nước đã tạo ra hai chiếc phao cứu sinh rất tốt là Luật Giáo dục đại học và Nghị quyết 29, sao lãnh đạo ngành không sử dụng mà cố giữ lại con tàu cổ lỗ ấy? Phải chăng đã là thuyền trưởng thì phải “là người cuối cùng rời tàu khi tàu bị nạn?”.
Phát biểu tại Học viện Báo chí-Tuyên truyền, Bộ trương Phạm Vũ luận cho rằng: “Triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT là vô cùng khó, trong đó khó nhất là thay đổi được tư duy và nhận thức… Quan điểm của Ngành là không đợi đến khi có đủ điều kiện mới bắt tay thực hiện” (Giáo dục & Thời đại Online, 26/12/2013).
Nói được như vậy nghĩa là Bộ trưởng đã rất thông suốt, đã nhận thấy đâu là mục tiêu mà đổi mới phải kiên quyết loại bỏ. Đáng lý ra Bộ  nên “nói đi đôi với làm” nghĩa là hãy thực hiện ngay chủ trương của Đảng: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông…, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”. 
Gần đây Bộ có chủ trương: “Từ nay tới năm 2017 vẫn duy trì thi “ba chung” đối với các trường chưa đủ điều kiện thi riêng” (Giaoduc.net.vn 27/12/2013). Cũng nên nhắc lại rằng trong số hơn 300 trường CĐ-ĐH công lập đến nay mới chỉ có ĐHQG Hà Nội dự kiến phương án tuyển sinh riêng sẽ thực hiện trong năm 2014 (Vietnamnet 5/12/2013). 
Nếu tính cả các trường khối nghệ thuật đã được cho phép thì cũng chỉ khoảng hơn chục trường. Một khi đa số trường công lập không muốn tuyển sinh riêng thì có nghĩa là vẫn thi 3 chung, nghĩa là không có chuyện sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để tuyển sinh CĐ-ĐH như tinh thần nghị quyết 29.
Một chủ trương đúng đắn và cấp thiết như vậy mà phải chờ đến sau năm 2017, nghĩa là 4 năm nữa mới thực thi thì dư luận có quyền nghĩ răng nhận định: “Khó nhất là thay đổi được tư duy và nhận thức” mà Bộ trưởng Luận nêu trên là nói về ai đó chứ không phải về các quan chức của Bộ. 
Tại sao bao nhiêu “bộ óc vĩ đại” lại cứ luẩn quẩn chuyện chung riêng, chuyện trình phương án này nọ, rồi lại còn “ngăn sông cấm chợ” kiểu đã riêng thì riêng hẳn, không được động vào của chung… 
Giá như lãnh đạo Bộ lắng nghe các ý kiến đóng góp cách đây cả nửa năm về tuyển sinh năm 2014 thì sẽ thấy cách nghĩ hợp lý nhất là cách nghĩ bảo đảm tuân thủ Luật Giáo dục đại học, tuân thủ nghị quyết 29, không có chuyện chung riêng, không có lợi ích nhóm. 
Đó là cách tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông như một kỳ thi đại học, đó là kỳ thi duy nhất, thống nhất toàn quốc. Làm được điều này sẽ không lo chuyện chất lượng đề thi, không lo chuyện các trường tổ chức luyện thi, không lo tốn kém vì bớt được một kỳ thi mà chất lượng vẫn đảm bảo. 
Căn cứ vào kết quả thi các trường CĐ-ĐH lên phương án tuyển sinh, muốn kiểm tra năng khiếu, các kiến thức đặc thù có thể quy định hệ số các môn thi cho phù hợp, thế là hết phải bàn luận, hết phải tranh cãi mà cũng chẳng phải “xin cho" gì nữa.
Nghị quyết 29 nhận định việc triển khai các quan điểm của Đảng còn “chậm và lúng túng”. Rất nhiều học giả, cựu lãnh đạo lên tiếng thúc dục phải cải cách, lãnh đạo Bộ thì hứa “Quan điểm của Ngành là không đợi đến khi có đủ điều kiện mới bắt tay thực hiện”. 
Kết quả là chúng ta sẽ chờ thêm 4 năm nữa, cũng có người cho rằng lãnh đạo Bộ rất muốn đổi mới nhanh chóng đi vào cuộc sống nhưng rào cản là ở phía các trường (CĐ-ĐH). Ai cũng biết ba chung thì tha hồ tuyển chọn, thi riêng là không được động đến 3 chung, không được động đến thí sinh của trường khác thế nên chẳng có ai dại gì mà tuyển sinh riêng, ra đề nhỡ có nhầm lẫn là cầm chắc kỷ luật, vừa tốn thêm tiền của vừa không được tát vét thí sinh. Việc Bộ sẵn sàng giúp các trường tuyển sinh riêng chẳng qua là do các trường “nhờ vả” chứ thực lòng Bộ không muốn làm trái luật.
Trong văn học có giai thoại Puskin ngủ gật trong giờ địa lý, một người bạn trả lời thầy rằng “mặt trời mọc đằng tây”, thầy yêu cầu Puskin giải thích, nhà thơ tương lai bèn ứng khẩu đọc: 
Mặt trời mọc ở đằng Tây
Thiên hạ sống trên trái đất này
Ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi
Thức dậy hay là ngủ tiếp đây.
Thế mới biết, sự việc nào cũng có cách lý giải khiến người khác hài lòng, cũng như luật nào cũng tìm được kẽ hở để lách. Phải chăng đó mới là cuộc sống? 
Nguồn:http://giaoduc.net.vn/

Kiến nghị một kỳ thi quốc gia duy nhất – kỳ thi tốt nghiệp THPT

13/01/14 07:15
(GDVN) - Trước thực tế có hai cuộc thi quốc gia (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) được tổ chức quá gần nhau, nhiều chuyên gia kiến nghị bỏ tuyển sinh ĐH, CĐ.
Nói về kỳ thi “ba chung” bấy lâu nay, ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT), người xây dựng đề án thi ba chung những năm trước cho biết, theo đề án ban đầu ba chung không có điểm sàn, tuy nhiên sau này Bộ GD&ĐT bắt đầu thêm điểm sàn để “sàng lọc” những thí sinh yếu kém. 
Khởi thủy của “ba chung”, theo ông Chừng xuất phát từ lợi ích của nhân dân: “Chúng tôi làm nhiều năm, năm nào cũng thấy bố mẹ các em đưa đi thi khổ quá, tốn kém quá, chứng kiến nhiều trường hợp bố mẹ khóc vì con ngủ quên không được vào thi. Trong đề án ba chung chúng tôi tuyệt nhiên không nói về điểm sàn, vì Bộ đã phân cấp cho các trường điểm xét tuyển. Nhưng hiện nay mỗi năm có 1 triệu thí sinh đi thi thì tốn kém khoảng 1,5 nghìn tỷ, chính kỳ tuyển sinh đại học mới là kỳ thi tốn kém nhất” ông Chừng nói.
Ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT). Ảnh Xuân Trung
Cho tới bây giờ nhiều người vẫn chưa hiểu đầy đủ về “ba chúng”, theo ông Chừng “ba chúng” không phải là chung điểm sàn mà là sử dụng chung kết quả thì,…Cha đẻ của “bà chúng” cũng cho biết, trong đề án “ba chung” có hai giai đoạn, giai đoạn một đã thực hiện và đang thực hiện, giai đoạn hai là tiến tới một kỳ thi quốc gia duy nhất, đó là làm tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, lấy đó là căn cứ chính để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
“Tôi nghĩ đầu vào đại học điều kiện cần là tốt nghiệp THPT, nếu có điều kiện về xét tuyển thì Bộ GD&ĐT cũng phải nói rõ: Xét tuyển có thể căn cứ vào kết quả tốt nghiệp THPT. Nếu chúng ta chuyển càng sớm sang một kỳ thi quốc gia duy nhất thì xã hội đỡ tốn kém, đó là một cơ chế cơ bản để giảm tình trạng luyện thi tràn lan như hiện nay” ông Đỗ Văn Chừng khẳng định.
GS. Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường Đại học DL Hải Phòng cũng cho biết, trong dự thảo về tự chủ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT vừa qua chưa coi trọng tính tự chủ thực sự của các trường. GS. Nghị “định nghĩa” lại rằng “tự chủ” giáo dục tức là trường được làm tất cả nhưng gì trong phạm vi của pháp luật không cấm.
Nhận định về hai kỳ thi quốc gia gần nhau, GS. Nghị nêu quan điểm: “Hai kỳ thi này tôi cảm giác tốn quá nhiều tiền công của của nhà nước, nếu được bỏ kỳ thi tôi nghĩ nên bỏ thi đại học. Việc cần có một kỳ thi thực sự, nghiêm túc là kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là kỳ thi đi theo suốt cuộc đời của học sinh”
Nguồn:.http://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h

Hình ảnh hoa hồng xanh, đỏ, vàng trắng tuyệt đẹp

 
hinh anh hoa hong tuyet dep

Two red roses red white desktop hd wallpaper




Desktop wallpaper witth a fence with a pink roses




Close up of a white rose on this wallpaper




Desktop wallpaper with a beautiful blue rose



Yellow rose on a wite background


Nguồn:
http://sieuthisocantho.com/

Hướng cách làm và gói bánh chưng ngày tết Giáp Ngọ 2014

Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (Ba hoặc bốn lá, nếu gói bốn lá, bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì hai lá xanh quay ra ngoài xếp tại hai góc đối xứng nhau, và hai lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.
banh chung goi trong khuon1 Hướng cách làm và gói bánh chưng ngày tết Giáp Ngọ 2014
Cách gói bánh chưng có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì mặt trên lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài.
Luộc bánh
Lấy xoong to, dầy với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ.
Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.
Ép bánh, bảo quản
Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.
goi banh chung 7 Hướng cách làm và gói bánh chưng ngày tết Giáp Ngọ 2014
Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết có thể để được hàng tháng trời không hỏng. Nhiều vùng ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh. Cách ngâm nước bảo quản bánh chưng tương truyền gắn với sự tích vua Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà vào dịp tết nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789), nhân dân bỏ bánh chưng xuống ao, ngừng ăn tết nhằm hoàn tất đại cuộc phá Thanh và ăn tết muộn sau đó. Tuy nhiên, hiện cũng ít nơi còn sử dụng phương thức bảo quản này.
Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh thường được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ.
Bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó.
Nguồn;http://cabaret.vn/goc-tet-online/

(THVL) Chăm sóc và xử lý cho mai vàng ra hoa đúng Tết

         Mai vàng là biểu tượng của mùa Xuân ở các tỉnh phía Nam. Vì vậy điều mà mọi người trồng mai vàng đều quan tâm và thích thú là được nhìn thấy những cây mai nhà mình ra nhiều hoa và đúng vào dịp Tết. Còn về góc độ kinh tế thì chỉ có những cây mai có nhiều hoa và ra hoa đúng Tết mới có nhiều cơ may bán được giá 
 
         Cây mai vàng được trồng rất phổ biến ở Nam bộ. Đặc biệt ở ĐBSCL hầu như nhà nào cũng có trồng một vài cây mai vàng ở trước sân để có hoa đẹp đón chào năm mới, và điểm trang cho những ngày tết thêm tươi vui, lộng lẫy. Vì mai tượng trưng cho sự may mắn. Ngày nay mai vàng còn được nhiều hộ dân và một số địa phương phát triển thành những vườn chuyên canh rộng lớn, thậm chí còn hình thành cả những làng chuyên trồng mai. Tuy kỹ thuật trồng và chăm sóc mai vàng không quá cầu kỳ, nhưng để cho mai nở hoa nhiều, đẹp và đúng vào dịp Tết thì đòi hỏi người trồng cũng cần phải nắm được một số yêu cầu cơ bản.
 
         Trước khi xử lý cho mai vàng ra hoa, yêu cầu trước tiên là phải chăm sóc sao cho cây phát triển sung mãn, cành lá xanh tốt. Để thoả mãn yêu cầu này người trồng mai cần áp dụng một chế độ bón phân, tưới nước hợp lý, và phòng ngừa hữu hiệu một số đối tượng sâu bệnh hại thường thấy trên cây mai.  Lượng phân cung cấp cho cây mai vàng không cần nhiều, chỉ khoảng từ 40 đến 50g NPK/ gốc. Mỗi tháng bón từ 2 đến 3 lần. 
          Đồng thời cần cung cấp nước thường xuyên để cây mai phát triển và giúp cho chúng hấp thụ phân bón nhanh hơn. Mùa nắng nên tưới  nước cho cây mỗi ngày, hoặc cách ngày tưới nước một lần , tưới thẳng vào gốc, và xịt tia nhỏ lên khắp tán lá. Mùa mưa, nếu có những ngày nắng gắt kéo dài xen kẽ thì cũng cần tưới nước để giữ  cho đất đủ ẩm . Không nên tưới nước quá đẫm vào chiều tối. Vì như thế dễ làm cho sâu bệnh phát sinh và phát triển, do độ ẩm quá cao vào ban đêm. 
        Ngoài ra, việc chăm sóc để tạo nụ hoa cho mai vàng cũng cần phải lưu ý. Theo khuyến cáo, vào khoảng tháng 5-6 âm lịch nên bắt đầu xử lý bằng cách lặt bỏ hết lá để cho cây ra lá mới, và dùng phân bón có hàm lượng kali ít để cung cấp cho cây; cách 10 ngày bón 1 lần, cho đến khoảng tháng 9 âm lịch thì ngưng phân. Sang tháng 10 âm lịch tiến hành tỉa cành tạo tán và dùng phân có hàm lượng kali  cao bón vào cây để  giúp cây chắc khỏe, xanh tốt. Đến cuối mùa mưa, vào khoảng đầu tháng 11 âm lịch cây mai vàng bắt đầu chuyển sang giai đoạn chuẩn bị ra hoa. Vì thế nên hạn chế  bón phân để khống chế tăng trưởng của thân lá, đồng thời giảm dần lượng nước tưới, để giúp cây  mai phân hoá mầm hoa tốt hơn. 
            Mai vàng cũng như một số loại cây trồng khác, khi  các lá trên cành đã già sẽ tổng hợp các chất kháng trổ hoa. Vì vậy muốn điều khiển cho cây mai vàng nở hoa đúng Tết thì buộc phải lặt bỏ tất cả các lá già. Điều này làm ức chế các chất kháng trổ hoa và hổ trợ cho sự ra hoa tốt hơn. Theo kinh nghiệm thực tế của nhiều người thì phải lặt lá mai vàng sao cho đến ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời thì nụ hoa phải bung vỏ lụa, thì hoa mai mới nở đúng vào những ngày Tết. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, có tính quyết định đối với khả năng ra hoa nhiều hay ít của cây mai. Do đó phải canh ngày lặt lá sao cho thật đúng lúc. Thông thường, nếu thời tiết không có biến động lớn trong tháng chạp, thì mai vàng  được lặt hết lá vào ngày rằm tháng chạp (tức 15/12ÂL) Còn nếu như tiết trời tháng chạp nắng nóng, hoặc có gió chướng mạnh, thì mai sẽ nở hoa sớm. Vì vậy cần phải lặt lá trễ hơn từ 2 đến 3 ngày. Ngược lại năm nào mùa mưa chấm dứt muộn, thời tiết tháng chạp lạnh nhiều, hoặc ít có gió chướng, thì mai sẽ nở hoa trễ. Do đó việc lặt lá mai phải được thực hiện trước rằm tháng Chạp vài ba ngày. 
 
        Sau khi lặt lá, nếu như mai vàng cho nụ hoa nhỏ và có khả năng nở hoa trễ; lúc này cần xử lý bằng cách tưới thêm nước vào giữa trưa. Sáng sớm nên tưới nước ấm để kích thích và giúp cây mai hấp thụ các chất dinh dưỡng; còn ban đêm nên thấp đèn sáng để cây mai tăng cường quang hợp và nở hoa sớm hơn.
         Nếu trường hợp ngược lại,  cây ai có nụ to và có biểu hiện nở sớm, thì nên trùm lưới hoặc vải đen toàn bộ cây để cây không quang hợp, ngăn cản sự dinh dưỡng của cây. Tưới nước lạnh vào gốc để các mạch dẫn của cây bị co lại , hạn chế sự sinh trưởng . Ngoài ra còn cần tưới thêm phân urê pha loãng với nồng độ 1g/ 4 lít nước để kích thích cây ra rễ và lá non, ngăn cản sự phát triển của nụ……làm chậm quá trình nở của hoa mai lại. 
       Tuy nhiên cũng có một vài yếu tố có khả năng cản trở quá trình nở của hoa mai. Như trường hợp thời tiết diễn biến bất thường làm nụ mai “bị điếc”, không bung vỏ lụa, hoa không nở được. Nụ hoa bị đen và chết khô. Do đó, sau khi lặt lá cần theo dõi sự phát triển của nụ hoa. Nếu thấy nụ hoa có dấu hiệu bị đen nên khắc phục ngay, bằng cách giống như thúc hoa nở sớm. Ngoài ra, giữa trưa mỗi ngày cần tưới phun sương liên tục từ 10 đến 15 phút để làm mát môi trường, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tối đa. Nên sử dụng thêm chất kích thích tăng trưởng như GA3+NAA, nhằm thúc đẩy hoa nở, và nở đồng loạt.  
 
          Tóm lại, để xử lý cho Mai vàng nở hoa đúng Tết, ngoài việc lặt bỏ hết lá, cũng cần phải quan tâm đến một số yếu tố khác, như điều kiện thời tiết, sự phát triển sung mãn của cây mai, và nhất là lưu tâm đến hình dạng mầm hoa. Nếu mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng, có hình dạng như quả trứng với  2-3 vỏ trấu  bao bên ngoài thì nên lặt lá cách Tết 13-14 ngày. Còn ngược lại, mầm  hoa chưa phát triển đầy đủ, sẽ có dạng hình thoi nhọn với  3-4 vỏ trấu bao bên ngoài, lúc đó nên lặt lá trước rằm tháng Chạp vài ngày, để mầm hoa có thời gian phân hóa.
          Bên cạnh, cũng cần  lưu ý, khi lặt hết lá trên cây phải ngưng tưới nước một vài ngày, rồi sau đó tiếp tục tưới nước trở lại bình thường để tạo stress, giúp cây ra hoa tốt . Điều hết sức quan trọng là khi cây mai phát triển bình thường thì không được dùng phân bón tưới vào gốc, hoặc phun vào nụ  hoa. Bởi lúc này cây mai không còn lá, nên việc bón phân sẽ dễ làm cho cây dễ bị  ngộ độc.
          Nếu thực hiện tốt những yêu cầu trên, tin rằng bà con sẽ có được những cây mai vàng trổ nhiều hoa đẹp vào đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Mà như  quan niệm của ông bà ta thì đó chính là biểu trưng của sự may mắn, tốt lành trong năm mới ./.
Nguồn;http://thvl.vn/?p=158930

Tác dụng của cà phê với sức khỏe


Uống từ 1 đến 2 ly cà phê mỗi ngày có thể giúp cơ thể sảng khoái, linh hoạt. Tuy nhiên, dùng thường xuyên với liều cao hơn có thể gây nghiện, làm gia tăng những đáp ứng stress, suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch ở những người có nguy cơ cao
Tác dụng của cà phê với sức khỏe
Tác dụng của cà phê với sức khỏe
Cà phê là một thức uống rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Có lẽ không có 1 chất kích thích nào được sử dụng rộng rãi và hợp pháp trên toàn thế giới như cà phê. Cà phê được bán dưới nhiều dạng, dạng hạt, dạng bột hoặc thức uống ngay tại chỗ, trong siêu thị, nhà hàng hay quán cóc. Bạn có thể mua bất kỳ lúc nào và mua bao nhiêu cũng được. Cà phê là 1 chất kích thích. Tuy nhiên, một số thông tin gần đây lại cho biết những luận điểm trái ngược nhau về tác động của loại thức uống nầy. Có người nói uống cà phê nhiều làm giảm nguy cơ các loại bệnh tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ. Người khác lại cho rằng cà phê làm tăng áp huyết, đường huyết thậm chí còn gây vô sinh. Đâu là sự thật?
Thêm giọt đắng thêm nguồn tận hưởng!
Thật thú vị khi cùng ngồi với vài người bạn thân bên ly cà phê bốc khói vào những buổi sáng sớm. Hương thơm, vị đắng và sự ấm áp của cà phê nóng kích thích những đầu dây thần kinh từ đầu lưỡi đến dạ dày nhanh chóng lan toả cảm giác sảng khoái toàn khắp cơ thể. Nhấm nháp từng ngụm cà phê, lần giở từng trang báo mới vào mỗi buổi sáng cũng là thú vui quen thuộc của nhiều người trung niên. Đối với một số bạn trẻ, đến một quán cà phê quen nhìn từng giọt cà phê rơi, lắng nghe tiếng nhạc, thỉnh thoảng liếc nhìn cô hàng cà phê xinh xinh vào mỗi cuối tuần cũng là một thú tiêu khiển để thư giãn sau 1 tuần làm việc căng thẳng.
Có nhiều loại cà phê khác nhau, cà phê Arabica hay Robusta, cà phê Bắc Mỹ hay cà phê Việt nam. . . Công thức chế biến từ nhà máy hoặc pha chế ở mỗi quán hoặc mỗi người cũng khác nhau, cà phê phin, cà phê vợt, cà phê espresso, cappucino. . .Đến cách uống cũng khác nhau, cà phê nguyên chất hay có thêm đường, sữa; cà phê tan liền hay cà phê lọc. Đối với nhiều người trên thế giới, uống cà phê là 1 cách hưởng thụ trong cuộc sống, mỗi người lại có một cái “gu” cà phê khác nhau, nên thường nói là thưởng thức cà phê mà không chỉ là uống cà phê.
Cà phê, vị thuốc.
Caffeine là hoạt chất chủ yếu trong những ly cà phê được uống hàng ngày. Hạt cà phê là nguồn cung cấp chánh chất nầy. Caffeine cũng có trong trà, ca cao, kẹo chocolate, một số nước uống, nước tăng lực và nhiều loại tân dược. Tuỳ theo loại và cách pha chế, mỗi ly cà phê có từ 100 đến 170mg caffeine, 1 ly trà có khoảng 50mg, 1 thỏi chocalate 200g có từ 20 đến 60mg caffeine, 1 lon coca 250cc khoảng 35mg caffeine, 1 lon red bull khoảng 80mg. Chẳng lạ khi nhiều tàí xế cho biết những loại “nước uống tăng lực” là bí quyết để chống buồn ngủ khi phải lái xe trên đường dài!
Hệ thần kinh trung ương rất nhạy cảm với cà phê. Liều từ 100 đến 200mg gây hưng phấn thần kinh giúp suy nghỉ linh hoạt, kích thích tuần hoàn và hô hấp. Tuy nhiên với liều cao hơn, 4 hay 5 ly cà phê trong 1 buổi có thể gây buồn nôn, căng thẳng, hồi hộp, tim đập dồn dập, mất ngủ. Tuỳ theo người, những triệu chứng này có thể kéo dài từ 4 đến 8 giờ sau đó. Trong dược khoa, caffeine là 1 loại thuốc có tác dụng kích thích tuần hoàn và hô hấp, lợi tiểu nhẹ, có thể dùng để trợ tim hoặc giúp dễ thở. Caffeine cũng thường được phối hợp dùng trong nhiều loại thuốc trị cảm sốt như Excedrin, Midol, Anacin để làm giảm đau, giảm mệt mỏi.
Cà phê có hàm lượng cao chất chống oxy hoá.
Giống như nhiều loại hạt thô khác, hạt cà phê có hàm lượng cao những hợp chất polyphenols là những chất chống oxy hoá. Quá trình rang cà phê làm gia tăng tỷ lệ nầy. Theo 1 nghiên cứu của trường Đại học Scranton, Pennsylvania, tỷ lệ chất chống oxy hoá trong hạt cà phê còn cao hơn so với một số thực vật khác như táo, cà chua, cranberries. Giáo sư Joe Vinson, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cũng cho biết cà phê đã rút bớt chất caffeine hay cà phê thường đều có lượng chất chống oxy hoá như nhau. Theo ông, tính trung bình, người Mỹ hiện nay đang hấp thu lượng chất chống oxy hoá từ cà phê dùng hàng ngày nhiều hơn so với bất cứ loại thực phẩm nào khác!. Chất chống oxy hoá giúp trung hoà những gốc tự do để ngăn chận quá trình hư hại tế bào và DNA trong các loại bệnh tim mạch, ung thư và quá trình lão hoá.
Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo nghiên cứu của ông không xác định uống cà phê có lợi cho sức khoẻ vì cơ thể không thể hấp thu hết được lượng chất chống oxy hoá trong cà phê chưa kể đến tác dụng kích thích của loại thức uống nầy. Bù lại, ông khuyên mọi người nên ăn nhiều rau quả và các loại hạt thô để bảo đảm được nhu cầu chất chống oxy hoá cần thiết.
Cà phê có giúp giảm stress?
Do tác dụng kích thích thần kinh, cà phê làm tăng tiết những hormon stress như adrenalin, cortisol nên có thể tăng cường khả năng “chống trả hoặc bỏ chạy” giúp ta năng động, linh hoạt và thêm công suất cơ bắp để làm giảm tạm thời sự mệt mỏi. Cà phê có thể giúp giải toả sự buồn tẻ và cả buồn ngủ của những công việc đơn điệu như lái xe, canh gát, trông trẻ, chăm sóc người ốm. Tuy nhiên khi được sử dụng nhiều, những kích hoạt liên tục sẽ gây ra nhiều phản ứng độc hại. Do sự quen thuốc, lượng thức uống mà cơ thể cần sẽ càng cao. Với liều lớn hoặc dùng lâu dài sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn tâm lý có thể dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, tăng đáp ứng viêm và ảnh hưởng xấu đến nhiều hoạt động chức năng của các cơ quan. Như vậy, uống 1 ly cà phê lúc sáng sớm để tạo sự hưng phấn trước khi bắt đầu 1 ngày làm việc hoặc uống trước khi vận động là tốt nhưng dùng nhiều hơn hoặc dùng vào buổi chiều là không nên. Sự mệt mỏi và căng thẳng gây ra do làm việc quả tải, quá giờ cần phải được cần phải được bố trí nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý hơn là cố duy trì bằng những chất kích thích.
Cà phê và bệnh tim mạch, tiểu đường.
Nghiên cứu của trường Đại học Oklahoma đã cho biết uống từ 4 đến 5 ly cà phê mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp ở những người có nguy cơ cao. Một khảo sát khác trước đó cũng cho biết những người thường dùng trên 1 ly cà phê mỗi ngày tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim và đột quỵ so với người không dùng cà phê (U.S. Pharmacist 14,6:28). Nói chung, cà phê có thể tạm thời gia tăng những đáp ứng stress, tăng nhịp tim, tăng áp huyết. Đối với người khoẻ mạnh, các chỉ số sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, đối với người có nguy cơ cao hoặc đang bị cao huyết áp, việc lập đi lập lại nầy dễ dẫn dến bệnh tật.
Đối với bệnh tiểu đường, từng có một nghiên cứu. được phổ biến chính thức trên tờ the Annals of Internal Medicine cho biết uống nhiều cà phê có thể làm giảm nguy cơ bệnh ĐTĐ ở những đối tượng khoẻ mạnh, không mắc bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch. Tuy nhiên, ở những người đái tháo đường (ĐTĐ) loại 2, một nghiên cứu mới nhất của trường Đại học Duke đã xác định loại thức uống nầy có tác dụng làm tăng mức đường huyết sau khi ăn khoảng 8% so với ngày họ không dùng cà phê. Trên thực tế, hạt cà phê có 1 tỷ lệ nhất định một số chất khoáng như Mg, Ca, K và những hợp chất chống oxy hoá hữu ích. Tuy nhiên, những lợi ích nhỏ và trên cơ sở dài hạn của những vi chất không bù trừ nổi với những cái hại lớn hơn và đôi khi tức thì của caffeine trong cà phê. Do đó có thể nói những hợp chất chống oxy hoá trong hạt cà phê có tác dụng tốt cho việc phòng ngừa ung thư, tim mạch hoặc tiểu đường nhưng không thể nói uống nhiều cà phê giúp phòng ngừa những căn bệnh nầy.
Cà phê giúp chữa mất trí nhớ?
Đặc biệt, mới đây một nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Nam Florida đã cho thấy cà phê có khả năng cải thiện đáng kể những triệu chứng của bệnh Alkzheimer’s, loại bệnh mất trí nhớ hay xảy ra ở người già. Nghiên cứu trên những con chuột thí nghiệm được chuyển đổi gen để gây ra bệnh Alkzheimer’s đã cho thấy liều tương đương với 5 cốc cà phê mỗi ngày trong thời gian 2 tháng làm giảm đáng kể các triệu chứng của căn bệnh nầy. Kháo sát cho biết chuột bệnh không chỉ đã đáp ứng tốt hơn với những trắc nghiệm về trí nhớ, sự suy nghỉ mà còn giảm đến 50% những mãng bám beta myloid, loại protein đặc trưng thường xuất hiện và phá huỷ tế bào thần kinh trong não người bệnh.
Trước đó, một nghiên cứu phối hợp của các nhà khoa học trường Đại học Kuopio, Phần Lan, Viện Karolinski ở Stockholm, Thuỵ Điển và Viện Sức Khoẻ Quốc Gia Phần Lan cũng cho biết những người trung niên thường dùng cà phê với lượng “trung bình” từ 3 đến 5 ly mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh suy giảm trí nhớ ở tuổi già.
Điều dễ nhận thấy trong cả 2 nghiên cứu trên là lượng cà phê đủ để tạo ra tác dụng ngăn chận suy giảm trí nhớ vẫn được xem là quá cao nên không thể chấp nhận được đối với các đối tượng có thần kinh dễ bị kích thích, cao huyết áp, mất ngủ.
Cà phê có gây vô sinh?
Có nghiên cứu cho biết phụ nữ dùng trên 300mg coffeine mỗi ngày giảm phân nửa khả năng thụ thai so với người không dùng cà phê. Đối với các sản phụ, dùng đến 4 hay 5 ly cà phê mỗi ngày có thể gia tăng nguy cơ sẩy thai. Do đó, cơ quan kiểm soát thực phẩm Anh quốc khuyên phụ nữ không nên dùng quá 200mg coffeine mỗi ngày. Ngoài ra, dùng nhiều cà phê làm tăng tính acid trong cơ thể, tăng khả năng bị stress, làm giảm sự hấp thu một số chất khoáng như sắt, Ca, K, Mg và làm hao hụt nhiều sinh tố như các sinh tố nhóm B, sinh tố C nên không có lợi cho sản phụ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn có thể an tâm nếu chỉ dùng 1 hoặc 2 ly cà phê mỗi ngày.
Cà phê có gây nghiện?
Cà phê là một chất kích thích nên có thể gây nghiện là điều dễ hiểu. Ở những người chỉ dùng 1 ly cà phê mỗi ngày vào những thời điểm nhất định. Khi đến “cử” đó mà không có cà phê, không chỉ là nhớ nhớ mà bạn sẽ dễ cảm thấy uể oải, ngáy dài ngáp vắn. Tuy nhiên, chỉ như vậy vẫn không xem là nghiện. Nghiện cà phê là hội chứng bệnh lý ở những người có sự lệ thuộc vào cà phê để giữ được sự bén nhạy bình thường về tâm lý khiến phải dùng cà phê hàng ngày với khuynh hướng gia tăng liều lượng. Hội chứng nầy có thể bao gồm hàng loạt những rối loạn như căng thẳng, lo sợ, tim đập nhanh, mệt mõi, mất ngủ, bất lực, rối loạn kinh nguyết, cao huyết áp, loét dạ dày. . . Chưa kể đến lượng đường hoặc những hoá chất hương liệu kèm theo cà phê, việc dùng thường xuyên với liều cao chất kích thích nầy sẽ gây nhiều tác hại. Trong quyển Staying Healthy with Nutrition, Tiến sĩ Elson Haas khuyên những đối tượng nầy nên tìm cách giảm dần lượng cà phê dùng hàng ngày bằng cách uống thêm nhiều nước cốt rau quả và năng vận động. Những biện pháp nầy vừa giúp giải độc, tăng tính kiềm trong cơ thể lại có thể giúp người bệnh dễ vượt qua các triệu chứng khó chịu của cơn nghiện.
Nói chung, cà phê là một thức uống phổ thông, ưa dùng. Do đó, không nhất thiết phải kiêng cử hẳn. Tuy nhiên không nên uống quá 2 ly cà phê mỗi ngày. Có thể uống lúc sáng sớm hoặc uống trước khi tập thể dục. Không nên uống liền trước khi vào phòng thi hoặc đi phỏng vấn. Không nên uống liền sau khi ăn để không ảnh hưởng xấu đến sự tiêu hoá. Không uống sau 2 giờ chiều để tránh làm rối loạn giấc ngủ. Những người dễ bị căng thẳng, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, người cao huyết áp, đái tháo đường nên chọn dùng loại cà phê đã rút bỏ caffeine.
Nguồn;http://www.lehoicaphe.com/1478/tac-dung-cua-ca-phe-voi-suc-khoe/
 
 

Giới Thiệu Về Làng Cổ Đường Lâm Hà Nội Việt Nam

Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây – Hà Nội. Nằm cạnh quốc lộ 32, Đường Lâm thu hút du khách bởi những nếp nhà cổ kính và không gian văn hóa của một làng Việt xưa có sức sống trường tồn theo năm tháng.
Du khách tới Đường Lâm thường đi trong ngày, nếu gia đình bạn có con nhỏ nên chọn những ngày mát mẻ, thời tiết dễ chịu tránh những ngày nắng nóng. Để tham quan hết làng cổ Đường Lâm có thể đi bộ hoặc bạn nên cố gắng thương lượng để thuê xe đạp của những hộ dân ở đây với giá từ 20- 30 ngàn đồng.

Giới Thiệu Về Làng Cổ Đường Lâm Hà Nội Việt Nam

Tới đây, du khách sẽ được tham quan những ngôi nhà, bến nước, sân đình cổ kính. Đặc biệt là cổng làng Mông Phụ điểm đặc biệt của chiếc cổng này là không có gác như nhiều cổng làng khác. Bên cạnh đó, hệ thống các ngôi nhà cổ được xây dựng từ đá ong đặc trưng. Nhiều du khách thường đến nhà ông Huyến, ông Lê, anh Hùng… Đó là những ngôi nhà cổ nhất và đẹp nhất ở làng Mông Phụ, đồng thời chủ nhân có những kiến thức nhất định để giới thiệu cho khách.
Đường Lâm hiện có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Có những ngôi nhà được xây dựng từ thế kỷ 17. Ngoài các nhà cổ, bạn còn được thăm chùa Mía, đình Mông Phụ. Đã tới Đường Lâm bạn nên đi thêm khoảng 1km để thăm đền thờ Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền.

Làng Cổ Đường Lâm

Đặc sản Đường Lâm có món tương nức tiếng không thua kém gì tương Bần. Dịch vụ ăn uống ở Đường Lâm còn khá hạn chế, chỉ phục vụ được một số ít người và hết sức đơn giản, do đó, khi tới làng Mông Phụ, bạn nên tìm quán ăn để đặt cơm trưa trước, sau đó mới đi khám phá ngôi làng cổ. 
nguồn:http://langcoduonglam.blogspot.com/